Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Khi nào thay má phanh ô tô? Cách kiểm tra má phanh

Má phanh ô tô còn được gọi hay bộ phận bố thắng, đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống phanh của xe. Khi đạp thắng, má phanh sẽ tạo ra lực ma sát nhờ tiếp xúc với phần quay của phanh, nhờ đó mà làm giảm tốc độ của ô tô một cách nhanh chóng, an toàn.

Tuy vậy, khi phải chịu lực ma sát lớn mỗi ngày thì má phanh ô tô cũng sẽ giảm chất lượng dần theo thời gian. Do đó, quý khách cần lưu ý thay má phanh ô tô. Vậy, khi nào thì nên thay má phanh, nguyên nhân khiến phanh ô tô nhanh mòn và dấu hiệu cảnh báo cần thay má phanh là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Má phanh là gì?

Má phanh hay còn được gọi là bố thắng, đây là bộ phận quan trọng trong hệ phanh của ô tô, thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh nhằm tạo lực ma sát để giúp giảm tốc độ quay bánh xe. Ngoài khái niệm má phanh, bạn có thể tham khảo một số khái niệm khác như:

Khi nào thay má phanh ô tô?

Đối với chủ nhân của những chiếc ô tô thì việc quan tâm, bảo dưỡng, bảo trì và thay mới phụ tùng xe là điều cần thiết. Trong các phụ tùng ô tô thì hệ thống phanh nói chung hay má phanh nói riêng là bộ phận chịu nhiều ma sát nhất. Vì vậy, quý khách cần lưu ý thay mới má phanh để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Má phanh ô tô - Má phanh là gì?
Má phanh ô tô - Má phanh là gì?

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất ô tô thì quý khách cần kiểm tra, thay mới má phanh sau khi xe đã đi được khoảng 50.000 - 80.000km, con số này cũng tương đương với tầm 2 năm sử dụng. Tuy nhiên, nếu xe của quý khách thường xuyên di chuyển và tần suất phanh xe liên tục thì cũng sẽ dễ gây ra tổn hại, hao mòn nhanh chóng. Do đó, trong trường hợp này thì quý khách cần kiểm tra, bảo trì và thay mới má phanh ô tô sớm hơn.

Ngoài ra, nếu trong quá trình di chuyển mà quý khách cảm thấy đạp phanh không ăn hoặc có gì đó bất ổn thì nên kiểm tra ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

>> Xem thêm chính sách chăm sóc ngoại thất xe ô tô.

Nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh mòn

Vậy, tại sao lại có trường hợp một số người sử dụng xe chưa đến 2 năm hoặc di chuyển chưa đầy 50.000km mà má phanh ô tô đã mòn? Nguyên nhân khiến má phanh nhanh mòn là gì?

Nếu chủ nhân của xe không thường xuyên vệ sinh, bảo quản ô tô tốt thì hệ thống phanh xe cũng dễ bị hư, cụ thể:

- Không vệ sinh, kiểm tra má phanh định kỳ: Dẫn đến tình trạng má phanh bị mòn, mỏng đi. Điều này sẽ gây ra việc phanh bị bó do piston bám chặt vào đĩa phanh. 
- Va chạm: Nếu không sử dụng ô tô cẩn thận hoặc không may xảy ra va chạm thì đĩa phanh có thể bị biến dạng, méo mó. Điều này dẫn đến việc đĩa phanh không xoay tròn đều, khiến má phanh bị mòn đi nhanh chóng.
- Ắc suốt của phanh bị gỉ sét: Nếu gioăng cao su bọc ngoài gặp phải sự cố dẫn đến rách, thủng thì ắc suốt phanh có thể gặp trục trặc, khiến chúng không thể quay đúng vị trí khi phanh.
- Bàn đạp phanh xong ô tô nhỏ: Nếu ô tô có bàn đạp nhỏ, lực tác động khi giẫm phanh sẽ rất cao. Điều này khiến má phanh ghì chặt vào đĩa phanh, dẫn đến tình trạng má phanh nhanh mòn.
- Bị thấm nước: Khi bị nước lọt, thấm vào bên trong thì má phanh có thể bị nở ra, dễ gây mòn. Nếu xe của quý khách thường xuyên di chuyển dưới trời mưa hoặc khu vực ẩm ướt thì hãy thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh và thay mới má phanh.

Má phanh ô tô nhanh mòn gây mất an toàn khi chạy xe - Nguyên nhân do đâu?
Má phanh ô tô nhanh mòn gây mất an toàn khi chạy xe - Nguyên nhân do đâu?

Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề khác có thể gây ra tình trạng mòn má phanh ô tô như dầu phanh nhiễm nước, lò xo bị hỏng, xi lanh gặp trục trặc,... Nếu quý khách gặp một trong những vấn đề nêu trên thì hãy nhanh chóng đến cơ sở cung cấp phụ tùng, kiểm tra xe ô tô thật nhanh chóng để sửa chữa.

9 Dấu hiệu cảnh báo cần thay má phanh ô tô

Ở nội dung trên, Đại An đã cung cấp cho quý khách một số nguyên nhân khiến má phanh ô tô nhanh mòn. Vậy, cụ thể thì khi nào cần thay má phanh ô tô? Dấu hiệu nhận biết sự hư hỏng nặng là gì?

Tiếng kêu bất thường khi phanh

Nếu trong lúc đạp phanh, quý khách nghe những âm thanh ken két xuất hiện thì chứng tỏ, má phanh ô tô đã bị ăn mòn quá mức và cần được thay thế. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy đinh tán của má phanh bị lỏng hoặc bị ăn mòn.

Má phanh mòn không đều

Trường hợp này xảy ra có thể là do piston của phanh bị khô dầu dẫn đến kẹt phanh, khiến các má phanh không xoay đều một cách trơn tru được. Điều ấy đã khiến cho má phanh phải di chuyển không đều giữa hai bên lốp dẫn đến hiện tượng mài mòn không đều. Bạn có thể tham khảo mua máy tán má phanh của các đơn vị cung cấp uy tín như Đại An để hạn chế tình trạng này. 

Má phanh bị vỡ, chai cứng

Thông thường, trường hợp má phanh bị vỡ cho thể là do quý khách đã thay nhầm sản phẩm kém chất lượng. Nếu không kịp thời phát hiện ra dấu hiệu này thì sẽ rất nguy hiểm khi đang tham gia giao thông. Vì điều này có thể dẫn đến các tình huống tai nạn do hỏng phanh bất ngờ.

Vì vậy, quý khách cần thay phụ tùng ô tô ở những nơi uy tín như Đại An để nhận được sản phẩm có chất lượng tốt, chính hãng.

Má phanh kém chất lượng sẽ nhanh vỡ, gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe
Má phanh kém chất lượng sẽ nhanh vỡ, gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe

Má phanh mỏng

Khi sử dụng ô tô thì theo định kỳ, quý khách phải mang xe đi bảo dưỡng, kiểm tra. Trong quá trình đó, nếu nhận thấy má phanh đã quá mỏng, có độ dày dưới 3mm thì quý khách nên thay mới ngay để đảm bảo độ ma sát khi phanh.

Đèn phanh liên tục báo sáng

Các dòng xe ô tô hiện nay đều có bộ phận báo sáng trong hệ thống phanh. Bộ phận này có chức năng nhắc nhở tài xế về độ an toàn của má phanh. Trong trường hợp đèn pha ô tô báo sáng liên tục thì có nghĩa là dầu phanh cạn, cảm biến ABS bị bẩn, gặp trục trặc hoặc bị hỏng.

Phanh không ăn

Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất vả trực tiếp nhất thể hiện với quý khách rằng má phanh hỏng. Nếu giẫm phanh mà khó ăn hoặc không ăn thì quý khách cần nhanh chóng đến gara sửa chữa ngay, tuyệt tối không di chuyển thêm để tránh gây ra tai nạn không đáng có.

Xe lạng lách khi phanh

Nếu lúc phanh ô tô mà xe lạng sang trái/phải một cách bất thường, khó kiểm soát hoặc bị giật mạnh liên tục thì nguyên nhân có thể là do má phanh đã bị mòn. Điều này khiến cho hệ thống phanh không còn ổn định, lực phanh không đồng đều giữa các bánh - Khiến cho 1 bánh vẫn còn lực tiến lên trong khi bánh xe kia đã dừng lại, dẫn đến lạng lách.

Điều khiển xe với tình trạng này rất nguy hiểm và khó kiểm soát, do đó, quý khách cũng cần nhanh chóng thay má phanh ô tô mới ngay.

Má phanh mòn không đồng đều dẫn đến tình trạng xe lạng lách khi phanh
Má phanh mòn không đồng đều dẫn đến tình trạng xe lạng lách khi phanh

Bàn đạp phanh bị rung lắc hoặc đạp sát sàn

Trường hợp này xảy ra khi cần đẩy piston xi-lanh chính bị cong, khiến cho dù có đạp phanh sát sàn thì hệ thống phanh cũng không ép chặt được. Một nguyên nhân nữa chính là có khe hở giữa má phanh hoặc các thanh nối bị điều chỉnh sai. Khi đó, khí sẽ lọt vào hệ thống phanh gây tình trạng khô dầu, hư hỏng,...

Trường hợp này rất nguy hiểm bởi nếu lúc cần phanh mà bàn đạp lỏng lẻo, không tạo ma sát được cho bánh xe thì dễ bị mất thắng. Bạn hãy nhanh chóng kiểm tra và đưa đến cơ sở phụ tùng ô tô uy tín gần nhất để sửa chữa, tránh những trường hợp không may xảy ra nhé!

Cách kiểm tra má phanh ô tô tại nhà

Như đã trình bày, nếu xe đang chạy mà gặp phải 1 trong 9 dấu hiệu cảnh báo kể trên thì tốt nhất nên dừng xe và đem đến địa chỉ sửa chữa, thay phụ tùng ô tô gần nhất. Vậy, làm cách nào để kịp thời nhận ra các dấu hiệu đó trước khi cho xe lăn bánh?

- Kiểm tra đèn báo ABS (đèn báo hệ thống bó cứng phanh): Đèn sáng vài giây sau đó tắt thì là bình thường, nếu ngược lại, đèn liên tục nhấp nháy hoặc cứ sáng mãi thì quý khách nên kiểm tra lại hệ thống phanh của ô tô.
- Kiểm tra phanh: Quý khách nên đạp thử vào chân phanh khoảng 3 - 5 lần trước khi nổ máy. Hệ thống phanh còn tốt thì sẽ cứng và đứng yên trước khi nổ máy, sau khi nổ máy thì chân phanh sẽ từ từ hạ xuống vị trí ban đầu. Ngược lại, nếu đạp phanh mà cảm thấy hẫng, không có cảm giác thì có nghĩa là hệ thống trợ lực chân không đã gặp vấn đề.
- Kiểm tra tình trạng má phanh: Trước khi chạy xe nên kiểm tra xem má phanh có tình trạng nứt, sắp vỡ hay mỏng dưới 3mm hay không.

Bên cạnh đó, quý khách cũng đừng quên mang xe đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo tình trạng an toàn, hiệu suất cao của phương tiện. Nếu má phanh gặp trục trặc, nhân viên có thể hỗ trợ, hướng dẫn quý khách cách thay má phanh đĩa ô tô.

Cần đưa xe đến cơ sở bảo dưỡng ô tô định kỳ để kiểm tra
Cần đưa xe đến cơ sở bảo dưỡng ô tô định kỳ để kiểm tra

Hướng dẫn tự thay má phanh ô tô đơn giản

Để tự thay má phanh mà không cần ra tiệm, quý khách có thể làm như sau:

- Chuẩn bị: đội nâng, đội chết (vật dụng để kê bánh xe lên khỏi mặt đất), cần siết lực, tuýp mở tắc kê, cờ lê, dây dù, cảo ép piston.
- Tiến hành tháo bánh xe theo thứ tự như sau:

- Nới lỏng các đai ốc, tắc kê của bánh xe cần thay má phanh. Mỗi dòng xe sẽ có dụng cụ mở tắc kê riêng.
- Dùng đội nâng và đội chết để nâng, kê bánh xe lên.
- Tháo cụm piston thắng.
- Mặt sau của kẹp phanh có 2 bu lông ắc thắng, quý khách cần tháo chúng ra.
- Cụm piston lúc này sẽ lơ lửng, mắc trên ống dầu. Quý khách cần dùng dây dù treo piston lên để tránh gây hỏng ống dầu.
- Tiến hành tháo má phanh cũ ra.
Sau khi phanh cũ đã được tháo, quý khách tiến hành lắp má phanh mới vào và gắn lại với thứ tự như trên.
- Nén piston về vị trí ban đầu: Do má phanh ô tô mới sẽ dày hơn má phanh cũ nên quý khách cần nén piston về vị trí ban đầu.
- Tra mỡ cho bu lông ắc thắng và gắn lại như ban đầu.

Nếu làm đúng các bước như trên thì quý khách đã có thể tự thay má phanh một cách dễ dàng.

Bài viết trên là những kiến thức quan trọng để quý khách có thể sử dụng, bảo dưỡng và biết cách thay má phanh ô tô đúng cách. Ngoài ra, để có được má phanh chất lượng, chính hãng thì việc tìm kiếm địa chỉ cung cấp má phanh ô tô là điều rất quan trọng. Do đó, hãy đến với cửa hàng của Đại An để chọn mua ngay phụ tùng ô tô chất lượng từ địa chỉ uy tín!