Đèn pha ô tô: Sử dụng, phân loại, cách chỉnh và đánh bóng đèn
Hiểm họa tai nạn giao thông từ đèn pha ô tô đã được VTV - Đài Truyền hình Quốc Gia đề cập rất nhiều lần nhưng dường như chưa nhận được sự quan tâm từ đông đảo mọi người. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra được ghi nhận trên những tuyến đường xuyên tỉnh, quốc lộ mà nguyên nhân chủ yếu từ việc bị gọi đèn pha vào mắt hoặc đèn không đủ độ sáng. Vậy, sử dụng đèn pha như thế nào? Cách đánh bóng? Cùng Đại An tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Đèn pha ô tô là gì?
Đèn pha ô tô là một thiết bị chiếu sáng bắt buộc được nhà sản xuất lắp đặt sẵn trên xe. Thiết bị này phát ra ánh sáng tiêu chuẩn, giúp người lái xe có thể quan sát đường và điều khiển phương tiện một cách an toàn. Điểm đặc biệt của đèn pha ô tô là tạo ra các luồng sáng mạnh, cung cấp chế độ xa/gần và cung cấp tầm nhìn hiệu quả (phạm vi lên đến 100m).
Vị trí lắp đặt đèn pha ô tô
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu chiếu sáng rộng trên những cung đường cao tốc, xuyên tỉnh thì đèn pha ô tô thường có kích thước, công suất lớn và tiết diện rộng. Hầu hết các loại đèn pha ô tô hiện nay đều có độ bền cao, tính chịu nhiệt, chịu lực tốt và khả năng kháng nước tiêu chuẩn trong các tình huống thời tiết không đảm bảo. Có 2 loại màu đèn pha xe hơi chủ yếu là trắng lạnh (nhiệt độ khoảng 6.500K) và vàng ấm (nhiệt độ khoảng 3.000K). Nhiệt độ màu càng cao tương ứng với hiệu suất chiếu sáng càng cao.
Các loại đèn pha ô tô phổ biến hiện nay
Hiện nay, có 4 loại đèn pha xe hơi phổ biến, bao gồm: đèn halogen, đèn xenon, đèn pha LED và đèn laser. Mỗi loại đèn pha có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu chi tiết từng những loại đèn pha ô tô này như sau.
Đèn halogen
Có thể nói, đèn halogen là một trong các loại đèn pha ô tô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, sản phẩm thường được trang bị trên các dòng xe hơi phổ thông. Loại đèn này có cấu tạo khá đơn giản, chỉ bao gồm sợi dây tóc vonfram, hỗn hợp khí trơ và một ít halogen (i-ốt hoặc brôm).
Đèn halogen thường được nhìn thấy trên các dòng xe phổ thông
Ưu điểm:
- Phù hợp với hầu hết các dòng xe phổ thông.
- Đèn halogen sử dụng ánh sáng vàng giúp tạo tầm nhìn tốt khi di chuyển trong sương mù.
Nhược điểm:
- Khoảng cách chiếu sáng ngắn hơn các loại đèn pha ô tô khác.
- Điện năng chủ yếu biến thành nhiệt năng thay vì quang năng, gây lãng phí nguồn điện của bình ắc quy.
- Hiệu suất ánh sáng giảm rõ rệt sau một thời gian sử dụng.
Đèn xenon
Đèn xenon hay còn được biết đến với tên gọi là hệ thống chiếu sáng phóng điện cường độ cao (tiếng Anh: High Intensity Discharge, viết tắt: HID). Nguyên lý hoạt động của loại đèn xe này tương tự như các bóng đèn neon - Chủ yếu nhờ sự kết hợp khí xenon, khí hiếm argon và kim loại hóa hơi.
Các dòng xe cao cấp thường lắp đặt đèn pha xenon
Ưu điểm:
- Đèn xenon ít tản xạ nên cải thiện được khoảng cách và phạm vi chiếu sáng.
Nhược điểm:
- Cường độ chiếu sáng cao, ít bị tán xạ đôi khi cũng gây bất tiện cho người và phương tiện đi ngược hướng.
- Cấu tạo phức tạp, kéo theo chi phí sản xuất cao.
Đèn pha LED
Đèn LED (tiếng Anh: Light-Emitting Diode) là công nghệ mới nổi trong những năm gần đây và được ứng dụng phổ biến trong đèn pha ô tô, cũng như nhiều thiết bị chiếu sáng khác. Điểm đặc biệt của loại đèn pha xe hơi này là chi cần một dòng điện tác động sẽ khiến các diode (đi-ốt) có kích thước nhỏ phát sáng.
Hệ thống đèn LED chiếu sáng trên các dòng xe hiện đại
Ưu điểm:
- Phát ra ánh sáng định hướng, không bị khuếch tán nên được sử dụng phổ biến trong đèn xi-nhan và đèn chiếu hậu.
- Tuổi thọ cao (lên đến khoảng 15.000 giờ chiếu sáng).
- Được sản xuất từ nhiều chip bán dẫn có thể điều chỉnh màu sắc, hình dạng, kích thước tăng tính thẩm mỹ.
Nhược điểm:
- Nhiệt lượng tỏa ra cao, dễ gây ảnh hưởng đến các linh kiện xung quanh. Do đó, nhà sản xuất thường lắp thêm hệ thống tản nhiệt, khiến chi phí tăng cao.
Đèn laser
Đèn laser là hệ thống chiếu sáng đắt đỏ nhất dành cho xe hơi nên chỉ có thể nhìn thấy ở những dòng xe cao cấp nhất hiện nay. Nguyên lý chiếu sáng của đèn pha ô tô này là một tia laser được bắn vào thấu kính chứa khí photpho để tạo ra nguồn sáng.
Mang đến nhiều ưu thế, nhưng đèn laser vẫn chưa được ứng dụng rộng
Ưu điểm:
- Cường độ, phạm vi chiếu sáng lớn (lên đến 600m).
- Tuổi thọ cao (lên đến 50.000 giờ chiếu sáng).
Nhược điểm:
- Không thể chuyển chế độ chiếu xa/gần nên cần phải lắp đặt một hệ thống chiếu sáng phụ.
Cách sử dụng đèn pha ô tô
Công tắc đèn pha xe hơi thường được tích hợp trên cần điều khiển, phía sau về bên trái vô lăng. Một số điều chỉnh đèn pha ô tô như sau:
- Bật/tắt đèn xi nhan: Đẩy cần điều khiển lên trên để mở xi nhan phải và ngược lại. Để tắt đèn xi nhan, khách hàng chỉ cần đẩy cần điều khiển về vị trí ban đầu.
- Bật/tắt đèn định vị: Trên cần điều khiển, đèn định vị được hiển thị bằng biểu tượng 2 bóng đèn nhỏ quay vào nhau. Để bật đèn, xoay núm về phía đèn định vị. Nếu cần tắt thì khách hàng chỉ cần xoay núm về phía vòng trong nhỏ hoặc chữ OFF.
Cần điều khiển hệ thống đèn pha xe ô tô
Lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô
Sau khi đã nắm được các ký hiệu đèn pha ô tô và cách sử dụng cơ bản, khách hàng cần tuân thủ một số vấn đề sau đây trước khi sử dụng ngoài thực tế:
- Khi khách hàng đang lưu thông trên đường cao tốc, trường hợp có xe ngược chiều và đường quá tối phải chuyển chế độ chiếu xa sang cos.
- Ưu tiên dùng nháy pha, đá pha trong trường hợp cần vượt thay vì bấm còi.
Các cách đánh bóng phục hồi đèn pha ô tô
Theo thời gian, đèn pha có thể không còn sáng bóng, mờ đục gây ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Do đó, nhiều khách hàng quyết định thay mới để đảm bảo chất lượng những chuyến đi. Một số trường hợp sử dụng các phương pháp đánh bóng, phục hồi để tiếp tục sử dụng thêm một thời gian nữa.
Đánh bóng bằng ruột bơ sáp
Đây chắc hẳn là loại trái cây quen thuộc với hầu hết mọi người. Bơ sáp khi chín có mùi thơm nhẹ, thịt béo, giàu vitamin có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, trong bơ còn có thành phần axit thấp, có khả năng trong việc phục hồi đèn pha ô tô bị mờ đục hiệu quả.
Để phương pháp này đạt hiệu quả, khách hàng cần vệ sinh sạch bề mặt trước khi đánh bóng bằng bơ sáp. Sau đó, dùng phần ruột bơ chà nhiều lần lên chóa đèn và rửa sạch lại với nước.
Thành phần axit trong bơ sáp có thể giúp đèn pha sáng bóng trở lại
Đánh bóng bằng kem đánh răng
Một tuýp kem đánh răng bất kỳ trên thị trường thường chứa 3 thành phần chính là Florua, chất mà mòn và chất tẩy rửa nên khách hàng có thể dùng sản phẩm này để đánh bóng bề mặt hiệu quả. Đầu tiên, chúng ta cần phải vệ sinh bề mặt (vùng cần đánh bóng). Sau đó, thoa đều kem đánh răng lên trên và dùng khăn mịn để lau nhiều lần. Làm sạch chóa đèn lại bằng nước để loại bỏ lớp kem đánh răng còn sót lại.
Đánh bóng bằng giấy nhám
Phương pháp này không được khuyến khích sử dụng nếu không có đủ kinh nghiệm và chỉ áp dụng với những trường hợp đèn pha ô tô bị trầy xước. Giấy nhám sử dụng mang đi ngâm nước để làm mềm, tránh gây trầy xước nặng hơn cho chóa đèn. Giấy nhám sau khi đã thấm nước chà nhẹ vào vị trí vết xước. Sau đó, dùng sản phẩm đánh bóng chuyên dụng để đánh bóng lại đèn xe.
Giấy nhám giúp cải thiện các vết trầy xước trên chóa đèn
Đánh bóng bằng sáp/dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp đánh bóng đèn xe chuyên dụng dạng sáp, dung dịch,... Những loại này được sản xuất dành riêng để đánh bóng đèn xe nên có kết cấu mịn, tính ăn mòn thấp giúp đảm bảo an toàn bề mặt, nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Trước khi sử dụng sản phẩm đánh bóng đèn xe chuyên dụng, khách hàng cần vệ sinh trước bề mặt và dùng keo hoặc vải để che chắn khu vực xung quanh, tránh ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Phủ sản phẩm lên toàn bộ bề mặt, sau đó dùng khăn sạch, mịn chà nhẹ theo hình xoắn ốc.
Cách chỉnh đèn pha ô tô
Sau thời gian dài sử dụng, đèn pha ô tô có thể bị hạn chế một số chức năng như: lệch hướng, lệch độ chụm,... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng mà còn ảnh hưởng tầm nhìn đối với những người lái xe ngược chiều. Do đó, khách hàng cần điều chỉnh đèn pha ô tô để có được ánh sáng phù hợp nhất. Hướng dẫn cách điều chỉnh đèn pha xe hơi như sau:
- Bước 2: Nếu chóa đèn pha bị bẩn hoặc vẫn đục thì đánh bóng là việc làm cần thiết để hồi phục độ sáng.
- Bước 3: Đổ xe cách tường khoảng 5 - 7m, đảm bảo xe được đỗ trên nền bằng phẳng để loại bỏ sai số trong quá trình xác định luồng sáng của đèn pha ô tô. Sau đó, kẻ lên tường một đường thẳng đối diện với tim xe.
Khoảng cách giữa xe với tường khoảng 5 - 7m
- Bước 5: Trên tường, vẽ một đường thẳng vuông góc với đường ban đầu và thấp hơn độ cao đen khoảng 2,5 - 5cm.
- Bước 6: Bật đèn pha xe ô tô ở chế độ không tải và quan sát chiều cao, độ chụm của chùm sáng trên tường. Tiến hành điều chỉnh sao cho chiều cao cùm sáng cân bằng với chiều cao tim đèn, và độ chụm khoảng 10 - 15 độ.
>>> Xem thêm các loại đèn pha xe ô tô tại Đại An.
Đèn pha ô tô là một bộ phận không thể thiếu của xe, đặc biệt trong các tình huống điều kiện xung quanh không đảm bảo đủ sáng để tài xế điều khiển như: ban đêm, sương mù,... Do đó, việc đảm bảo bộ phận này vẫn hoạt động bình thường và độ sáng ổn định là rất quan trọng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về những mẫu, cũng như thống số đèn pha ô tô phù hợp nhất.